Phỏm có lẽ là trò chơi bài dân gian được yêu thích nhất Việt Nam từ trước đến nay. Nó sử dụng đủ 52 lá của bộ bài tú lơ khơ và còn có tên gọi khác là Tá Lả. Mỗi bàn chơi Phỏm sẽ chứa từ 2-4 người. Vậy cụ thể cách chơi phỏm như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết này của nhà cái uy tín TIPNHACAI để được hướng dẫn từ A-Z.
Nội Dung Bài Viết
Lịch sử của trò chơi phỏm
Phỏm được cho rằng là đã ra đời vào cuối thế kỷ XX tại Từ Sơn, Bắc Ninh. Dân gian kể lại các cụ trong làng đã sáng tạo ra bộ môn phỏm trong khi chờ đánh tổ tôm. Sau này, người hầu quê Ba Vì học lỏm được và truyền bá rộng rãi ra khắp Việt Nam. Phỏm là tên gọi của trò chơi ở miền Bắc, miền Nam họ gọi nó là Tá lả.
Luật chơi phỏm
Để biết được cách chơi phỏm thì trước tiên bạn đọc phải hiểu được luật chơi. Luật chơi của phỏm khá phức tạp chứ không đơn giản như lốc hay tiến lên.
Các thuật ngữ trong phỏm:
Phỏm chứa khá nhiều thuật ngữ, người chơi muốn học luật chơi trước tiên phải nhớ hết các loại thuật ngữ này.
- Phỏm: đây là tên gọi của trò chơi và nó cũng chỉ một bộ gồm 3 quân bài trở lên liên tiếp nhau và có cùng chất hoặc khác chất nhưng cùng số. Những bộ này sẽ được hạ xuống trong phần hạ bài.
- Bài rác: những lá bài không thuộc phỏm nào sẽ được gọi là bài rác và người chơi sẽ phải tính tổng bài rác ở cuối trận.
- Nọc; Sau khi chia bài cho người chơi, các lá bài còn dư gọi là nọc.
- Móm: Kết thúc trận người chơi không hạ xuống được phỏm nào thì coi như là móm, mất rất nhiều tiền.
- Ù: Người chơi ù khi không còn bài rác, tức cả 9 lá bài đều nằm trong một phỏm nào đó.
- Ăn chốt: Trước lượt hạ bài lại ăn được con bài của người trước.
- Đền: Người chơi sẽ bị đền rất nhiều tiền trong một vài trường hợp. Ví dụ, bạn để bị ăn 3 lá bài liên tục. Trường hợp thứ 2, bạn vừa ăn chốt nhưng sau đó lại có một người chơi ù.
- Gửi: Ở vòng hạ bài, nếu bài rác trong tay bạn có thể kết hợp với phỏm của người hạ trước thì bạn có thể gửi lá bài đó vào phỏm của người ta, không phải tính điểm.
Cách chơi phỏm
Ở phần này, ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn về cách chơi phỏm. Tùy vùng miền mà người ta sẽ có những biến tướng của phỏm. Ví dụ, có nơi chơi phỏm 9 cây và cũng có nơi chỉ chơi phỏm 8 cây. Vì thế, bài viết này sẽ chỉ đề cập đến cách chơi phỏm 9 cây.
Như đã nói, người chơi phỏm thường ngồi theo bàn từ 2-4 người. Tuy nhiên, để có được trải nghiệm tốt nhất thì người ta thường sắp xếp đúng 4 người 1 bàn chơi. Nếu ít hơn, người chơi sẽ rất khó phán đoán được những nước đi của mình.
Bắt đầu ván bài, người đi đầu tiên sẽ được chia cho 10 lá bài, 3 người còn lại chỉ nhận được 9 lá. Những lá bài thừa (nọc) sẽ được đặt ở giữa để cho người chơi bốc mỗi vòng. Để thuận tiện cho việc theo dõi thì ta sẽ gọi 4 người chơi bài là A, B, C, D ngồi theo vòng tròn.
Nhiệm vụ của người đầu tiên (A) đó là sắp xếp phỏm có trong tay và vứt đi một lá bài rác của mình cho người ngồi tiếp theo (B). Nếu như lá bài đó lại có thể kết hợp với bài của của B để tạo thành phỏm thì B có thể ăn lá bài của A. Nếu không xảy ra trường hợp đó, B sẽ bốc 1 lá bài từ nọc.
4 người chơi chứ tiếp tục chơi vòng tròn như vậy cho đến khi hết nọc.. A đánh bài rác cho B, B đánh bài rác cho C và C đánh bài rác cho D, D đánh bài rác cho A. Đặc biệt, khi nọc chỉ còn 4 cây thì người chơi bắt đầu vòng hạ bài.
Lúc này, nếu A hạ đầu tiên thì anh ta có cơ hội ăn con chốt của D. Nếu A không ăn được con chốt, ván bài diễn ra như bình thường, các người chơi lần lượt hạ phỏm và gửi bài. Nếu A ăn được con chốt thì anh ta sẽ được đẩy hạ sang B. Lúc này, B lại có cơ hội ăn con chốt của A.
Sau khi tất cả người chơi đều hạ bài thì có nghĩa là ván đấu đã kết thúc. Người chơi nào ù hoặc có số điểm bài rác thấp nhất thì sẽ đứng nhất. Trong khi đó, người nào móm cuối cùng hoặc có số điểm thấp nhất sẽ đứng ở vị trí cuối cùng. Đó là toàn bộ cách chơi phỏm 9 cây.
Một số kinh nghiệm khi chơi phỏm
Phỏm có thể nói là một trò chơi vô cùng sáng tạo của dân gian Việt Nam vì nó yêu cầu phải tính toán rất nhiều. Vì thế, những người chơi có kinh nghiệm chơi phỏm lâu năm thường có lợi thế hơn và thắng được nhiều tiền. Tuy nhiên, những người chơi mới có thể học hỏi những cách chơi phỏm hay sau đây.
- Người chơi sẽ ít khi xé cạ ở trong lượt đầu tiên. Vì thế, nếu họ đánh 8 cơ thì sẽ khó sở hữu những cạ liên quan như 8 rô, 8 tép, 7, 9 cơ,…
- Nếu người chơi nào đánh bài số nhỏ (1, 2, 3) thì chứng tỏ họ đang sở hữu nhiều cạ.
- Nếu 3 nhà mỗi nhà đều đánh cùng một con số thì con bài còn lại nhiều khả năng nằm trong nọc.
- Cần tính đến nước gửi ở vòng hạ bài. Nên để ý đối thủ ăn phỏm ngang hay phỏm dọc. Khi bạn đã xác định được thì có thể tính nước gửi dễ dàng.
- Người chơi đánh phỏm trực tiếp nên học những cách chơi phỏm bịp. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng mà dùng nó để truy ra những đối thủ đang bịp bợm.
- Luôn tính toán một cách logic và tỉnh táo trong khi chơi phỏm. Đây là lưu ý mà người chơi cần luôn ghi nhớ vì phỏm yêu cầu phải thống kê rất nhiều.
- Học mẹo câu bài của đối thủ. Có hai cách để đối thủ đánh ra quân bài mình muốn đó là câu bài theo phỏm dây và câu bài theo phỏm sáp. Tuy nhiên, đối đầu với người chơi có kinh nghiệm thì điều này sẽ khó thực hiện.
- Lựa chọn ngồi chéo cánh với đối thủ đánh tốt nhất. Những người như vậy sẽ rất nguy hiểm nếu như ngồi dưới hoặc ngồi trên bạn. Nếu đánh phỏm với người lạ, bạn cần phải quan sát cách chơi phỏm, thói quen đánh của 3 người và xác định ra nên ngồi đâu.
Kết luận
Vừa rồi là rất cả những cách chơi phỏm hay nhất mà bài viết giới thiệu đến cho người chơi. Nhìn chung, đây là một trò chơi đòi hỏi kinh nghiệm và sự tỉnh táo rất nhiều. Nếu bạn là người chơi mới, đừng vội vã tham gia vào những sòng bài lớn.